Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Nguyên nhân gây lạm phát năm 2010 ?

    Em thấy là cái lí do thứ nhất "Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư nhưng kém hiệu quả."
    luôn là lí do muôn thưở,năm nào cũng có mặt nó trong các nguyên nhân gây ra lạm phát dù cho chính phủ có đưa ra hay dấu đi thì nó luôn là 1 sự thật hiển nhiên.
    Tăng trưởng thì quốc gia nào chả muốn,kêu gọi FDI,ODA rõ nhiều nhưng quản lí thì lỏng lẻo,kém hiệu quả.đưa ra giải pháp ko mấy thiết thực,nên lợi ích mang lại cho nước mình từ nguồn vốn FDI thực ra cũng chưa thực sự xứng đáng và hiệu quả nhất.

    Chính sách nới lỏng tiền tệ cũng là 1 ng nhân ko thể ko kể đến.hiện giờ mức lạm phát là khá cao,thế mà chính sách tiền tệ mở rộng như thế này thì lạm phát sẽ tăng cao hơn nữa.lạm phát càng cao,lãi suất lại cao,doanh nghiệp sẽ điêu đứng vì các khoản nợ và việc thu hẹp sản xuất là điều tất nhiên.

    Hơn nữa việc tăng lương tưởng chừng là có lợi cho nhân dân, thực ra ko phải thế,trong điều kiện lạm phát cao như thế này,mà đồng lương chỉ tăng ít trong khi giá cả tăng quá nhanh thì liệu tăng lương còn ý nghĩa ko?

    Bên cạnh đó tăng lương lại làm tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp=>lại cắt giảm sản xuất=>thiếu cung hàng hóa.Nó lại ảnh hưởng đến việc đưa ra gói hàng để bình ổn giá,lại phải cần nhiều hàng cứu trợ hơn.
    =>đúng là cái vòng luẩn quẩn.

    Chính sách tài khóa mở rộng cũng phải kể đến .Hiện giờ nợ công tính cao,mà tiền VNĐ lại mất giá càng làm cho mức nợ đó tính = VNĐ cao hơn nữa.

    Hi vọng là chính phủ mau có biện pháp thiết thực để người dân như anh,như em,như tất cả chúng ta đỡ khổ...

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Nguyên nhân gây lạm phát năm 2010 ?




    Trích dẫn Gửi bởi cao li hieu


    <div class="bbCodeBlock bbCodeQuote" data-author="Pororo">
    <aside>

    <div class="attribution type">Pororo nói:



    </div>

    <blockquote class="quoteContainer"><div class="quote">nói như bạn cũng đúng nhưng ít nhất là nhà nước mình có bình ổn giá và cũng đã đạt được 1 số kết quả đáng kể nha..
    ví dụ như vàng thì cho nhập khẩu vàng -> tạm thời giá vàng giảm xuống ...nhưng nó lại tăng là do 1 phần giá vàng tăng của thế giới , bên cạnh đó là do 1 số nhà đầu tư chốt lời...với lại kèm theo đó là nhu cầu người dân mua vàng cho dịp cưới cuối năm...nhưng theo mình lý do vàng tăng là do người dân mình chỉ biết nhìn thấy ở tầm hạn thôi chứ không có khả năng nhìn ở tầm rộng hơn -> cho nên khi giá tăng hay không thì người tiêu dùng vẫn là người chiu thiệt nhất...nói vậy không đúng hả bạn pororo .
    giá USD TĂNG lên nhà nước mình sử dụng phương pháp tăng lãi suất tiền gửi việt nam lên , giảm lãi suất ...
    bởi vậy không phải nhà nước ta không bình ổn giá đâu mà tại có nhiều nguyên nhân khác nữa nên khó mà bình ổn được. và đây là thời điểm cuối năm nên nhu cầu mua sắm rất cao nên hiện tại giá bây giờ thì cao là phải vì hầu như năm nào không như năm ấy khi vào thời điểm này mà giá không tăng mới lạ..
    Ok. Đồng ý với ý kiến của bạn, nhưng tôi nhìn chung thì bình ổn giá hiện nay của chính phủ là một việc làm cần thiết mà chính chính phủ bắc buộc phải thực hiện. Về việc giá vàng đang nhảy múa trong thời gian gần đây điều ảnh hưởng một phần từ giá vàng thế giới. Về mảng này tôi công nhận chính phủ đã thực hiện rất tốt, nhưng vẫn còn nhiều bắc cặp...</div><div class="quoteExpand">Click to expand...</div></blockquote>
    </aside>
    </div>

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Nguyên nhân gây lạm phát năm 2010 ?

    Các bạn chỉ nói đúng 1 phần thôi. Dường như tâm lý mọi người vẫn coi ngân hàng nhà nước là 1 thế lực lớn lắm, các chính sách vĩ mô cũng có hiệu lực cao lắm. Theo tôi thì nó tuỳ thời điểm dù lúc nào cũng thấy phát đi tín hiệu rất mạnh, hoá ra cũng chỉ là chơi đòn tâm lý. Hô là nhập vàng về để ổn định giá vàng trong nước nhưng thực ra lượng nhập về ko đủ đáp ứng đến 10% nhu cầu thị trường. Vậy khác gì muối bỏ bể??
    Đối với Việt Nam vàng và đô gần giống như 1 cặp song mã, bởi vì 2 anh này quy đổi đc sang cho nhau cho nên thiếu 1 thứ mà dồi dào thứ kia thì ko lo nhưng thiếu cả 2 như nước ta thì chịu chết. Nhập khẩu vàng đồng nghĩa với việc tiêu USD, trong khi USD cũng đang là bài toán bức xúc chưa có lời giải.
    Theo suy nghĩ của tôi vàng là dự trữ ngoại hối quan trọng nhất của 1 quốc gia. Điển hình Mỹ- nước dẫn đầu về dự trữ vàng của thế giới với hơn 8300 tấn vàng chiếm 72% dự trữ ngoại hối quốc gia (trong khi nước Đức đứng thứ 2 chỉ có hơn 3000 tấn thôi). Đợt vừa rồi Mỹ tuyên bố bơm thêm 600 tỷ đô 1 phần vì vàng họ nắm giữ quá nhiều rồi, bán vàng đi tăng dự trữ quốc gia và giảm thâm hụt tm. Ở VN mình tôi ko biết cái dự báo 1000 tấn vàng đc nắm giữ trong dân có chính xác hay ko nhưng mà quả thực tôn sùng vàng đến thế cũng đáng sợ đấy.
    Làm 1 giả thiết ko tưởng là người dân ko nắm giữ vàng nữa mà bán hết chúng đi và vàng đó trở thành vàng dự trữ quốc gia. Thế là VN sẽ đứng chí ít là thứ 6 TG về dự trữ vàng, thế chỗ anh TQ hiện tại. Với lượng vàng dồi dào như vậy sẽ làm đảo chiều việc nhập khẩu vàng nước ta, đem vàng xuất khẩu lấy đô la thì chắc chắn thị trường chợ đen nước ta sạt nghiệp hết. Tỷ giá thì ko phải lo, ổn định ở mức vừa phải. Lấy 1 ví dụ thế để thấy tâm lý sính ngoại và tâm lý bầy đàn trong đầu cơ vàng, đô của ng Việt mạnh mẽ đến thế nào.

    Còn 1 vấn đề lớn gây tác động đến lạm phát ít người để ý hoặc tránh nhắc đến. Đó là sự thất thoát lãng phí tiền của quá lớn của các tập đoàn nhà nước. Vinashin thì đã quá rõ rồi, kể cả tập đoàn điện lực cũng báo lỗ, đề nghị nhà nước cấp 6500 tỷ bù đắp chi phí xăng dầu chạy phát điện... Những con số biết nói ấy làm cho các bạn nghĩ gì, các nhà đầu tư nghĩ gì??? Rằng tiền của nhà nước đầu tư như vỏ hến. Sự mất uy tín trong đầu tư chính phủ cộng với công tác quản lý giá cả thị trường còn nhiều bất cập khiến cho cứ có 1 nguyên nhân gì gây đội giá sẽ liền tiếp sau đó hiệu ứng cộng hưởng (xin phép ko phân tích sâu về yếu tố này). Rất nhiều những yếu tố bất lợi ấy khiến cho lạm phát trong nhiều năm qua ở VN luôn cao hơn nhiều nước trong khu vực. Ngay cả TQ là nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, tiêu dùng tăng cao nhưng lạm phát luôn thấp hơn VN vài % 1 năm. Có một số nguyên nhân chính gây lạm phát khác thì như các bạn đã nêu khá rõ rồi vd như tăng giá của các mặt hàng thiết yếu mình ko nêu lại nữa. Mong các bạn cùng góp thêm ý kiến thảo luận.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Nguyên nhân gây lạm phát năm 2010 ?




    Trích dẫn Gửi bởi anhbacuaban
    Các bạn chỉ nói đúng 1 phần thôi. Dường như tâm lý mọi người vẫn coi ngân hàng nhà nước là 1 thế lực lớn lắm, các chính sách vĩ mô cũng có hiệu lực cao lắm. Theo tôi thì nó tuỳ thời điểm dù lúc nào cũng thấy phát đi tín hiệu rất mạnh, hoá ra cũng chỉ là chơi đòn tâm lý. Hô là nhập vàng về để ổn định giá vàng trong nước nhưng thực ra lượng nhập về ko đủ đáp ứng đến 10% nhu cầu thị trường. Vậy khác gì muối bỏ bể??
    .
    Cảm ơn bài viết của anh.
    em cũng đồng ý là nhập vàng như thế thì ít so với nhu cầu thật nhưng nếu ko có đòn tâm lí đó liệu giá vàng có giảm ngay trong buổi sáng đưa ra quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu vàng ko ạ?Liệu giá vàng còn tăng đến mức nào nữa.

    Em ko phủ nhận là cái j cũng luôn có 2 mặt.Chỉ tin nhập khẩu thêm làm giới đầu cơ giảm hẳn việc làm giá lên .Chỉ tội những người dân cũng đua nhau mua vào lúc giá cao để rồi giảm đột ngột thì ôm nỗi đau...mất...
    Đôi khi biết là chính trị luôn dùng bàn tay để che đi những giá trị thực nhưng nếu ko có nó thì tâm lí người dân còn hoảng loạn đến mức nào nữa ạ.

    Ví dụ ngay việc Mỹ bơm 600 tỷ $ còn do "chiến tranh tiền tệ" với Trung Quốc.Được biết là TQ là chủ nợ lớn nhất của Mỹ,nắm giữ rất nhiều trái phiếu chính phủ MỸ.thế mà tất cả giá trị đó đã bị Mỹ lấy lại bằng con bài lạm phát.2 nước lớn đấu nhau thế mà lại ảnh hưởng đến các nước nhỏ như VN.đô giảm giá trị tất yếu nhu cầu dự trữ vàng tăng cao,nếu ko có đòn tâm lí đó thì đến giờ cũng ko thể bớt nóng như hiện nay(tất nhiên đó vẫn là bài toán cần có lời giải ngay nhưng so với đợt trước thì cũng bớt nóng hơn,phải ko ạ?)




    Còn 1 vấn đề lớn gây tác động đến lạm phát ít người để ý hoặc tránh nhắc đến. Đó là sự thất thoát lãng phí tiền của quá lớn của các tập đoàn nhà nước. Vinashin thì đã quá rõ rồi, kể cả tập đoàn điện lực cũng báo lỗ, đề nghị nhà nước cấp 6500 tỷ bù đắp chi phí xăng dầu chạy phát điện...
    cái này thì em hoàn toàn đồng ý.Đấy chính là lí do tại sao nợ công của ta lại cao.Bởi vì sự quản lí đồng tiền đầu tư ko hiệu quả nên mới ko sinh lời nổi mà trái lại làm còn làm lỗ bao nhiêu tiền của,lấy đâu mà trả nợ.Nhưng em nghĩ sự thất thoát đó xếp vào lí do thứ 1( mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư kém hiệu quả) là khá ổn.

    đấy là ý kiến của em,có j sai thì mọi ng góp ý nhé.^^

  6. #6
    Phản hồi: Nguyên nhân gây lạm phát năm 2010 ?

    Nguyên nhân gây lạm phát 2010 ngoài 3 nguyên nhân : (1) Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư công kém hiệu quả (2) Chính sách lới lỏng tiền tệ (3) chính sách tài khoá mở rộng còn có nguyên nhân không kém phần quan trọng là tình trạng sản xuất không hiệu quả từ những năm trước kéo tới năm nay do dịch bệnh. (Tình trạng dịch cúm gia cầm trên gà, vịt, dịch lở mồm,long móng ở trâu, bò, heo không kiểm soát được làm cho sức cung hàng hoá không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng). Ngoài ra còn tình trạng lũ lụt do thiên tai năm nay và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới cũng là nguyên nhân góp thêm vào làm cho lạm phát gia tăng.

  7. #7
    Phản hồi: Nguyên nhân gây lạm phát năm 2010 ?




    Trích dẫn Gửi bởi baosamacmt
    Em thấy là cái lí do thứ nhất "Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư nhưng kém hiệu quả."
    luôn là lí do muôn thưở,năm nào cũng có mặt nó trong các nguyên nhân gây ra lạm phát dù cho chính phủ có đưa ra hay dấu đi thì nó luôn là 1 sự thật hiển nhiên.
    Tăng trưởng thì quốc gia nào chả muốn,kêu gọi FDI,ODA rõ nhiều nhưng quản lí thì lỏng lẻo,kém hiệu quả.đưa ra giải pháp ko mấy thiết thực,nên lợi ích mang lại cho nước mình từ nguồn vốn FDI thực ra cũng chưa thực sự xứng đáng và hiệu quả nhất.

    Chính sách nới lỏng tiền tệ cũng là 1 ng nhân ko thể ko kể đến.hiện giờ mức lạm phát là khá cao,thế mà chính sách tiền tệ mở rộng như thế này thì lạm phát sẽ tăng cao hơn nữa.lạm phát càng cao,lãi suất lại cao,doanh nghiệp sẽ điêu đứng vì các khoản nợ và việc thu hẹp sản xuất là điều tất nhiên.

    Hơn nữa việc tăng lương tưởng chừng là có lợi cho nhân dân, thực ra ko phải thế,trong điều kiện lạm phát cao như thế này,mà đồng lương chỉ tăng ít trong khi giá cả tăng quá nhanh thì liệu tăng lương còn ý nghĩa ko?

    Bên cạnh đó tăng lương lại làm tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp=>lại cắt giảm sản xuất=>thiếu cung hàng hóa.Nó lại ảnh hưởng đến việc đưa ra gói hàng để bình ổn giá,lại phải cần nhiều hàng cứu trợ hơn.
    =>đúng là cái vòng luẩn quẩn.

    Chính sách tài khóa mở rộng cũng phải kể đến .Hiện giờ nợ công tính cao,mà tiền VNĐ lại mất giá càng làm cho mức nợ đó tính = VNĐ cao hơn nữa.

    Hi vọng là chính phủ mau có biện pháp thiết thực để người dân như anh,như em,như tất cả chúng ta đỡ khổ...
    Mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư nhưng kém hiệu quả: Đấy là lí do muôn thưở, bởi vì muôn thưở nửa nó cũng không được giải quyết, nếu Chính phủ không có những thay đổi quyết liệt (như Đổi mới chẳng hạn). Nền kinh tế của ta mang tiếng nhiều thành phần, nhưng thành phần kinh tế nhà nước đang chiếm quá nhiều. Tất nhiên là kinh tế nhà nước phải luôn giữ vai trò chủ đạo, nhưng theo tôi ở mức này là quá nhiều. Việc cổ phần hóa hô hào thì to, nhưng triển khai vừa chậm vừa hình thức (tôi không muốn nhắc đến một vấn đề "muôn thưở" nữa là bệnh hình thức). Một công ty một doanh nghiệp không thể nào phát triển nếu như cứ lỗ thì đã có người bù. Cứ đến cuối năm, các tập đoàn NN, tổng Cty lại ca đi ca lại cái "điệp khúc" lỗ. Icor của cả nền kinh tế Việt Nam cao, cũng nhiều phần là do khu vực kinh tế nhà nước Icor quá cao, trong khi lại nắm một phần lớn nền kinh tế. Rồi thì tham nhũng, đục khoét,... Rồi thì rút ruột, bao che,... Lấy cái gì để kéo 2 chữ "hiệu quả" lên đây?
    Icor khu vực tư nhân tuy có thấp hơn, nhưng cũng không đáng là bao. Một môi trường đầu tư như thế này thì khó mà hiệu quả được. Hệ thống hành chính, pháp lý còn quá lằng nhằng, phân cấp quản lý thì chồng chéo. Người Việt mình nói đến đầu tư còn toát mồ hôi, huống gì người nước ngoài vào.
    Một nguyên nhân nữa theo tôi là việc ứng phó không hợp lý của Chính phủ trước biến động của thị trường thế giới trong năm vừa qua. USD, vàng thế giới liên tục tăng giá, nhưng chúng ta đã không có biện pháp nào ngăn cản được giá thị trường trong nước, thậm chí còn để nó tăng nhanh hơn cả thị trường thế giới. Giá vàng, USD tăng thì kéo theo mọi thứ tăng lên là điều đương nhiên thôi.

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 11-06-2010, 01:28 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •