Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Chỉ tiêu kinh tế 2011: Khác biệt và đồng thuận

    [IMG]data/attachments/4/4231-55f6d4b3342557f8d0618a8721357358.jpg[/IMG]


    Dễ dàng nhận thấy sự đồng thuận cao về các chỉ tiêu kinh tế cho năm sau, dù quá trình thảo luận đã có không ít sự khác biệt.
    Tại phiên họp chiều 8/11, với 84,58% phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010.

    Không khó để nhận thấy rằng, đã có một chút khác biệt cả về chỉ tiêu và cách biểu quyết thông qua các chỉ tiêu kinh tế của năm 2011 so với 2010. Và cũng dễ dàng nhận thấy sự đồng thuận cao về các chỉ tiêu kinh tế cho năm sau, dù quá trình thảo luận đã có không ít sự khác biệt.

    Theo tài liệu của kỳ họp Quốc hội thứ sáu cuối năm 2009 tại trang tin điện tử Quốc hội Việt Nam thì các chỉ tiêu kinh tế của năm 2010 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này gồm: GDP tăng khoảng 6,5%, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 7%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 7,5% so với năm 2009; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP ; chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%.

    Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ tám này, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo Quốc hội các chỉ tiêu kinh tế của năm 2011, gồm: GDP tăng khoảng 7 - 7,5% so với năm 2010; GDP bình quân đầu người khoảng 1.300 USD; tổng kim ngạch xuất khẩu là 74,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010; giảm nhập siêu xuống dưới 20%; bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5,5%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP; tăng giá tiêu dùng khoảng 7%...

    Tại báo cáo giải trình, tiếp thu trước khi đại biểu bấm nút chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết chỉ tiêu bội chi ngân sách Nhà nước sẽ được Quốc hội xem xét quyết định tại nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011.

    Các chỉ tiêu còn lại được Quốc hội thông qua gồm: GDP tăng 7-7,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 40% GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng không quá 7%...

    Như vậy, so với các chỉ tiêu năm 2010 thì giá trị tăng thêm của từng khu vực và GDP bình quân đầu người đã không còn nằm trong nội dung biểu quyết và tỷ lệ nhập siêu đã được bổ sung.

    Còn, so với chỉ tiêu của Chính phủ trình cho năm sau thì có hai sự khác biệt. Đó là nhập siêu vượt không quá 18% kim ngạch xuất khẩu (Chính phủ dự kiến 19,5%). Hai là CPI tăng không quá 7% (phương án của Chính phủ là tăng khoảng 7%).

    Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra khá nhiều giải thích cho hai sự khác biệt này.

    Về chỉ số giá tiêu dùng, qua phiếu xin ý kiến, 262/359 đại biểu tán thành với phương án CPI năm 2011 tăng không quá 7%. Một số ý kiến tán thành với phương án tăng khoảng 7%, một số đại biểu đề nghị không quá 6% hoặc không quá 8%, có ý kiến đề nghị không tăng quá hai chữ số (10%), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.

    Như vậy, đa số ý kiến đại biểu đã đồng thuận với đa số ý kiến của Ủy ban Kinh tế tại báo cáo thẩm tra được trình bày ngay sau báo cáo của Chính phủ trong phiên khai mạc kỳ họp.

    Với tỷ lệ nhập siêu, tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế đề nghị năm 2011 bảo đảm mức nhập siêu không vượt quá mức năm 2010, tức là khoảng 13,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu.

    Kết quả phiếu xin ý kiến cho thấy 278/359 đại biểu tán thành với phương án tỷ lệ nhập siêu năm 2011 không quá 18% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, một số ý kiến tán thành với phương án tăng dưới 20%, một số ý kiến đề nghị khoảng 15%, 12%, 10 -15%.

    Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặt tỷ lệ nhập siêu không quá 18% kim ngạch xuất khẩu là phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay của nước ta. Nếu ở mức 19,5% như dự kiến của Chính phủ dễ dẫn đến thâm hụt cán cân vãng lai lớn, trong khi dự trữ ngoại hối Nhà nước đã giảm mạnh và khó có thể tăng trong nhiều năm tới.

    Đạt được đồng thuận với Ủy ban Kinh tế ngay từ đầu là chỉ tiêu tăng trưởng GDP dự kiến tăng từ 7 - 7,5% của Chính phủ. Tuy nhiên, với Quốc hội, bên cạnh 72,42% đại biểu đồng ý qua phiếu xin ý kiến, một số vị đại biểu đề nghị cần tính toán để ước tăng GDP bằng một con số 7%, 7,2% hoặc 7,5%. Không nên để khung từ 7 đến 7,5% để làm cơ sở tính toán các cân đối khác về mặt giá trị của nền kinh tế, cũng như xác định các chính sách phân bổ nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế.

    Như vậy, quá trình thảo luận về các chỉ tiêu kinh tế năm tới đã có nhiều quan điểm khác nhau được thể hiện, nhiều đề nghị với các con số khác nhau được đưa ra. Song, qua báo cáo giải trình, kết quả biểu quyết riêng về các chỉ tiêu này trước khi thông qua toàn bộ nghị quyết chỉ có 2 trong tổng số 403 đại biểu có mặt không tán thành.

    Biểu quyết riêng các chỉ tiêu kinh tế cũng là cách làm khác so với biểu quyết trọn gói các chỉ tiêu (bao gồm cả xã hội và môi trường) của năm trước. Và sự đồng thuận cao này tiếp tục được thể hiện tại kết quả biểu quyết thông qua toàn bộ nghị quyết với 417/418 đại biểu có mặt nhấn nút thuận.

    Kết quả biểu quyết thông qua nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2010 tại kỳ họp cuối năm ngoái là 421/427 đại biểu tán thành, 2 đại biểu không tán thành và 4 vị không biểu quyết.

    Từ góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thay đổi nói trên đã thể hiện sự đổi mới mang tính tích cực của Quốc hội. Đồng thời cũng cho thấy sự đồng thuận cao giữa Quốc hội và Chính phủ, tạo điều kiện cho Chính phủ có thể linh hoạt trong điều hành kinh tế, xã hội.

    Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, tại báo cáo về kế hoạch năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh ổn định vĩ mô với 3 nội dung: giảm nhập siêu, giảm bội chi và kiểm soát lạm phát. Bởi vậy việc đưa tỷ lệ nhập siêu vào các chỉ tiêu kinh tế để Quốc hội quyết định là cần thiết.
    Nguồn: http://vneconomy.vn/20101108075541573p0c9920/chi-tieu-kinh-te-2011-khac-biet-va-dong-thuan.htm
    Theo <span style="color: red">Bạn đọc VnEcon thì các chỉ tiêu kinh tế như thế đã hợp lý hay chưa, và trong năm 2011 kinh tế Việt Nam có đạt được những chỉ tiêu đó hay không?

    </span>

  2. #2
    Phản hồi: Chỉ tiêu kinh tế 2011: Khác biệt và đồng thuận

    Đúng là khi nhìn vào sự phát triển kinh tế của một nước thì mọi người thường đánh giá qua các chỉ tiêu. Nhưng theo mình để biết thực chất sự vững mạnh của nền kinh tế thì liệu như vậy đã chính xác chưa. Tổng kim nghạch xuất khẩu tăng nhưng vấn đề là chúng ta xuất khẩu những gì? Hay lại cũng như các nước đang phát triển khác chúng ta chỉ xuất khẩu sản phẩm thô và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Trong năm 2010 các bạn chắc cũng đã biết dự án khai thác quặng bôxit đã để lại hiện tượng môi trường vô cùng nghiêm trọng đó là bùn đỏ. Cái vấn đề mình muốn nói ở đây đó là chính phủ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lúc nào và lĩnh vực nào là hợp lý. Không phải cứ tăng trưởng cao là tốt, việt nam đang ở trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, có điều kiện vị trí thuận lợi để phát triển nhiều lĩnh vực. Cần phải có một mô hình phát triển do thời đại tạo ra.
    + Phải so sánh lợi thế tĩnh và động của Việt nam
    Lợi thế tĩnh là lợi thế chúng ta đang có: con người, tài nguyên.
    Nếu có cơ sở thì lợi thế so sánh động sẽ sớm được thực hiện.

  3. #3
    nhìn chung nền kinh tế viết nam ngày càng phát triển .trải qua cuộc khủng hoảng 2008 -2009 chúng ta ta từng bước khắc phục.những chỉ tiêu nêu trên đều tăng vấn đề tăng nhập siêu hay xuất siêu chúng ta đạt ra nhưng ngành trọng tâm hay nhóm mặt hàng thiết yếu .kế hoạch phảt triển kinh tế 5 năm 2005 -2010 đã đạt nhiều thành tích .tuy
    nhiên có gặp phải những khó khăn như vấn đề xuất khẩu cá tra bị đưa vào danh sách đỏ .nhưng chúng ta đã khẳng định được chât lượng và uy tín trên thế giới .như vậy có thể khẳn định vị thế của chúng ta năm 2011 sẽ đạt những tích cực trong nền kinh tế

  4. #4
    Phản hồi: Chỉ tiêu kinh tế 2011: Khác biệt và đồng thuận

    Theo mình, với tốc độ phát triển của VN hiện nay thì việc tăng trưởng GDP ở mức 7-7.5% là điều không khó, thậm chí có thể cao hơn. Còn việc bạn khai thác boxit mà bạn quynhlienbg có nhắc đến ở trên đó là vấn đề môi trường !
    Đúng !
    Việc khai thác boxit ở Tây Nguyên với trình độ của nước ta thì việc "tai nạn bất ngờ" diễn ra là điều không thể tránh khỏi. và để khắc phục điều này chúng ta đã mời được nhiều chuyên gia ở nước ngoài về và theo nhận định của Bộ trưởn bộ tài nguyên-môi trường Phạm Khôi Nguyên đã khằgr định với Quốc Hội sẽ không có vấn đề xấu sảy ra! Và liệu ta có thể tin tưởng được? Nhưng ta củng có thể hi vọng được sự "đột phá" trong dự án này, đây có thể sẽ là lực đẩy giúp ta tăng trưởng nền kinh tế trong lâu dài.
    Và mình nghĩ chỉ số CPI của nước ta trong năm 2011 không chỉ dừng lại ở mức 7%, mà có thể sẽ vượt lên 7.6%
    và 1 vấn đề ta cần đề cập đến ở đây chính là vấn đề xuất nhập khẩu. Chúng ta có thể tăng tỷ lệ nhập khẩu không? Câu trả lời là... hoàn toàn có thể, chúng ta có thừa sức để làm việc này. Quay lại quá khứ 1 chút! vào những năm trước đây, tình hình xuất khẩu của nước ta tăng 1 cách có thể gọi là "đột biến", và mặt hàng xuất khẩu của chúng ta là gì? Là than đá! là khoáng sản thô! và cái chúng ta nhận được cũng là ngoại tệ "thô" !
    Và bây giờ chúng ta mới thấy được sai lầm trong những chiến lược đó. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, lúc đó nước ta còn nghèo, không xuất khẩu những gì sẳn có thì biết làm gì để cấp vốn? Lúc đó trình độ cũng không có!
    Nhưng hiện giờ ta đã có điều kiện hơn! nhất là sau khi ta gia nhập WTO, cơ hội mở ra cho ta rất nhiều, đặc biệt là trong tiếp nhận công nghệ tiên tiến nước ngoài!
    Theo mình, về nhập khẩu của ta hiện nay nên nhập khẩu những công nghệ phục vụ cho sx sản phẩm tinh . và thuê các chuyên gia về giúp ta làm chủ được công nghệ! và nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp để tránh trường hợp như nhà máy lọc dầu Dung Quốc, "Nôi có mà phải chạy sang ngoại! "
    Và hi vọng trong tuơng lại, sản phẩm tinh của chúng ta sẽ xuất hiện trên thị trường quốc tế!
    Mong các bạn đóng góp ý kiến! thank !

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Chỉ tiêu kinh tế 2011: Khác biệt và đồng thuận

    Những chỉ tiêu trên cũng chỉ là dự đoán theo tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới hiện nay. Điều quan trọng là chúng ta sẽ làm gì để thực hiện được những chỉ tiêu mà mình đã đề ra. Để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh, chúng ta còn phải làm rất nhiều điều, mà điều quan trọng hiện nay vẫn là thương hiệu khi mà các sản phẩm của Việt Nam còn đang vô danh. Kinh tế 2011 sẽ ổn định hơn, các chỉ tiêu kinh tế của chúng ta sẽ khả quan hơn chăng?

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Phản hồi: Chỉ tiêu kinh tế 2011: Khác biệt và đồng thuận

    theo tôi thì tăng trưởng ở múc từ 7% đến 7,5% không khó lắm mà còn có thể cao hơn, nếu như sớm tìm ra những hiện tượng vinasin hiện đang tồn tại ở đất nước chúng ta. vấn đề nhập khẩu tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn chujulibibi việc nhà nước hỗ trợ hoặc đầu tư vào các công nghệ sản xuất tinh và hiện đại hóa,

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Em muốn hỏi các tiêu chí đánh giá nhà thầu nhà cung cấp năm 2011???
    Bởi ebvseo trong diễn đàn Chiến lược kinh doanh
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 11-20-2011, 02:15 PM
  2. Trung Quốc hạ mạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2011
    Bởi dunghoang trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-12-2011, 03:47 AM
  3. Trung Quốc hạ chỉ tiêu thâm hụt tài khóa năm 2011
    Bởi quyend832 trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-30-2010, 12:12 AM
  4. Trung Quốc đặt mục tiêu cải thiện cán cân thương mại vào năm 2011
    Bởi bumchiu.lost trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-23-2010, 12:32 AM
  5. Trung Quốc cân nhắc nâng chỉ tiêu lạm phát năm 2011
    Bởi Chiến Chăm Chỉ trong diễn đàn Kinh tế ngày nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-25-2010, 04:41 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •