-
01-09-2011, 05:02 PM #1
Silver member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
“Sản xuất tại Ấn Độ”, “nhái” tại Trung Quốc
Tất cả mạng lưới thuốc giả vừa bị khám phá ở Trung Đông và Châu Mỹ Latinh đều có sự dính líu của tội phạm Trung Quốc.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang làm giả nhiều loại dược phẩm, gây nguy hại tính mạng bệnh nhân, và hủy hoại các thương hiệu hợp pháp, nhất là các thương hiệu của Ấn Độ. Các công ty Ấn Độ cung cấp khối lượng khổng lồ các loại thuốc thiết yếu cho các nước thu nhập trung bình và các nước đang phát triển. Ước tính, khoảng 80% lượng thuốc điều trị HIV, phân nửa số thuốc chống sốt rét và kháng sinh sử dụng tại các nước đang phát triển đều do Ấn Độ sản xuất.
Do các loại thuốc thiết yếu của Ấn Độ thống lĩnh các thị trường này, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều trong số đó bị làm giả. Từ quan điểm của những kẻ làm hàng giả, việc làm giả thuốc của Ấn Độ có vẻ hợp lý. Thậm chí với những chủng loại thuốc mà sản phẩm của Ấn Độ không phổ biến cũng có thể vẫn bị làm giả. Một phần vì chủ sở hữu các thương hiệu Tây Âu thường truy tìm những kẻ nhái thương hiệu của họ, trong khi các nhà sản xuất thuốc Ấn Độ có biên lợi nhuận nhỏ hơn, do vậy, chi ít tiền hơn cho việc củng cố thương hiệu.
Paul Orhii, người đứng đầu cơ quan phòng chống thuốc giả của Nigeria, nắm rất rõ vấn đề này. Ông đã nói về mạng lưới tội phạm sản xuất thuốc giả của Trung Quốc mà cơ quan ông vừa đưa ra ánh sáng.
Các mạng lưới này được điều hành từ Trung Quốc và thuê công nhân người Nigeria và các nước khác. Chúng đã thâm nhập thành công vào toàn bộ chuỗi cung cấp và phân phối từ nhà sản xuất đến bệnh nhân trên khắp các châu lục. Paul Orhii cho biết các băng nhóm tội phạm hoặc mua chuộc nhân viên hải quan hoặc cài người của chúng làm việc tại các vị trí tại cơ quan hải quan Nigeria và Trung Quốc cũng như các hãng hàng không chuyên chở dược phẩm ra nước ngoài.
Mỗi quan chức bị mua chuộc chịu trách nhiệm tại các bộ phận chủ chốt trong hệ thống phân phối, từ sản xuất tại khu vực thương mại tự do Thâm Quyến cho đến khi thuốc được chuyển đến Lagos, thành phố cảng lớn nhất và quan trọng của Nigeria. Ví dụ, loại thuốc được buôn bán là đồ giả làm giống hệt thuốc chống sốt rét của Ấn Độ, mang tên Lonart DS. Thuốc thật do GVS Labs, ở Mumbai, Ấn Độ bào chế. Thuốc giả thiếu mất thành phần công hiệu; và nếu được phân phối, loại thuốc này sẽ khiến hàng nghìn trẻ em mắc sốt rét không được điều trị. Thật may mắn, lô thuốc giả đã bị phát hiện và bắt giữ nhờ hoạt động giám sát hàng ngày.
Cơ quan của Orhii đã cố gắng tăng cường kiểm soát những kẻ buôn bán thuốc giả từ Trung Quốc; cơ quan hiện đang kiểm tra các nhà máy xuất khẩu thuốc sang Nigeria. Những hoạt động giám sát thường xuyên như vậy đóng vai trò rất quan trọng, và đôi khi mang đến thành công. Tuy nhiên bọn tội phạm thường tìm mọi cách thoát khỏi các cuộc kiểm tra như vậy bằng cách đưa các loại thuốc giả vào sâu hơn chuỗi phân phối. Do vậy, khả năng thành công cao nhất để bắt giữ các lô thuốc giả thường nhờ vào những mật báo, có thể từ các thành phần bất mãn trong mạng lưới tội phạm.
Tất nhiên, đôi khi thuốc giả vẫn được đưa ra thị trường, thường với hậu quả gây chết người. Năm 2009, một nhân viên người Nigeria, Thompson Ayodele đã tình cỡ một loại thuốc Ấn Độ bị làm giả trong một hiệu thuốc ở Lagos, lần này là thuốc kháng sinh. Không thể biết được có bao nhiêu bệnh nhân đã uống loại thuốc kháng sinh giả này trước khi các cơ quan chức năng được cảnh báo.
Các băng nhóm Trung Quốc không loại trừ bất kỳ thị trường hay đối tượng nào - mọi công ty dược phẩm lớn và mọi quốc gia có thể đã tiếp nhận thuốc giả sản xuất tại Trung Quốc. Tất cả mạng lưới thuốc giả vừa bị khám phá ở Trung Đông và Châu Mỹ Latinh đều có sự dính líu của tội phạm Trung Quốc.
Thực tế, tội phạm Trung Quốc sẽ làm giả tại hoặc bất kỳ nơi nào với bất kỳ mặt hàng phổ biến nào. Ví dụ, Artesunat, nhãn hiệu thuốc chống sốt rét của Việt Nam do Công ty Mekophar Chemical Pharmaceutical ở TPHCM sản xuất, cũng bị làm giả tràn lan. Các nghiên cứu đang tiến hành cho thấy thuốc Artesunat giả được tìm thấy ở Nigeria, Ghana, Kenya, Uganda, Tanzania và Thái Lan; và toàn bộ đều là sản phẩm thủ công của tội phạm Trung Quốc.
Bắc Kinh cần làm nhiều hơn nữa để dẹp bỏ toàn bộ ngành sản xuất hàng giả, hàng nhái đang nở rộ ở nước này.
Theo: DVT.vnView more random threads:
- Văn Hoá dân Việt và phát triển kinh tế
- JP Morgan đạt lợi nhuận kỷ lục
- Tổng thư ký ASEAN: Hoa Kỳ vắng mặt hả - chẳng có gì phải lo
- Việt nam đang thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực?
- Những quan niệm ‘sai bét’ về nền kinh tế
- Làm thế nào để quản lí rủi ro cho nguồn vốn....?
- Giá Vàng Càng Ngày Càng Nóng
- Airbus giành hợp đồng lịch sử tại Ấn Độ
- Giá vàng có thể chạm mức cao mới
- Quà Tết – “sắc đỏ” luôn thắng thế
Các Chủ đề tương tự
-
Trung Quốc lạm phát, cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam?
Bởi doikonhulamo trong diễn đàn Kinh tế ngày nayTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-17-2011, 05:07 PM -
Khi các “sếp” không cùng... cạ
Bởi hongocha202 trong diễn đàn Chiến lược kinh doanhTrả lời: 0Bài viết cuối: 11-26-2009, 10:57 PM
Ăn rau thay cơm có giúp giảm cân không? Câu đáp cho câu hỏi “Ăn rau thay cơm có giúp giảm cân hay không?” chính là… có! Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò khôn xiết quan trọng trong kết quả giảm...
Ăn rau có thay cơm được không? Cách giảm cân đúng khoa học