Theo chuyên gia kinh tế Nicholas Kwan của Standard Chartered tại Hồng Kông, lạm phát là một trong những nguy cơ chủ yếu trong năm nay.

Lạm phát đang tràn qua khắp quốc gia đang phát triển lớn nhất Thế giới, để lại tác động xấu tới động lực phát triển của kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây.

Ngân hàng Trung ương của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, nhóm các quốc gia BRIC hiện đang nắm giữ gần 1/5 hoạt động kinh tế toàn thế giới, đều đã nâng tỉ lệ lãi suất trong những tuần gần đây, và đang thử nghiệm nhiều biện pháp của nước ngoài để ngăn hiện tượng tăng giá cả, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Ấn Độ cấm xuất khẩu hành và Nga thì cấm xuất khẩu bột mì, trong khi Trung Quốc cam kết kiểm soát giá cả của các loại hàng hoá như dầu ăn.

Brazil cho biết tỉ lệ lạm phát năm 2010 của nước này đã tăng lên 5,9%, mức cao nhất trong vòng 6 năm, đưa đến khả năng nước này sẽ đẩy tỉ lệ lãi suất cao ngất của mình lên cao hơn nữa, ngăn chở tăng trưởng tiềm năng.

Xu hướng lạm phát vẫn đang khiến các nhà chức trách từ Bắc Kinh tới New Delhi đau đầu, và những lo ngại về tình trạng giá lương thực - thực phẩm tăng cao tại các quốc gia nghèo có thể ảnh hưởng xấu tới ổn định xã hội.

Theo chuyên gia kinh tế Nicholas Kwan của Standard Chartered tại Hồng Kông, lạm phát là một trong những nguy cơ chủ yếu trong năm nay.

Giá cả hàng hoá leo thang tại các quốc gia đang phát triển tương phản hoàn toàn với tỉ lệ lạm phát thấp ở Châu Âu và Mỹ, cũng như tình trạng giảm giá kéo dài tại Nhật.

Sự phân cách này một phần là do tác động phụ của sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ tại các quốc gia mới nổi so với tốc độ tăng trưởng chậm chạp tại Phương Tây. Sự khác nhau đó cũng đang làm phức tạp hơn những nỗ lực chống lạm phát tại các quốc gia đang phát triển.

Lãnh đạo Brazil và các quốc gia khác phàn nàn rằng quyết định bơm thêm 600 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed làm tăng tình trạng lạm phát hàng hoá và bong bóng tài sản do đồng USD suy yếu.


Theo: DVT.vn