Trong khi tình hình đã đẩy ba thành viên vùng rìa của khu vực đồng tiền chung Châu Âu,Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha vào những khó khăn riêng, những quốc gia này đều chia sẻ một điểm chung: bị thị trường trái phiếu mất niềm tin.

Cả ba quốc gia này đều đặt thêm gánh nặng nợ nần lên hệ thống ngân hàng nội địa sau khi không còn tham gia vào thị trường trái phiếu quốc tế.

Với việc trái phiếu kỳ hạn 10 năm được giao dịch ở mức đỉnh cao 7% trong tuần trước, Bồ Đào Nha ngày hôm nay sẽ cố gắng duy trì điều mà rất nhiều người coi là một sự đánh đố của thị trường trái phiếu. Nước này sẽ cố gắng phát hành được 1,25 tỷ EUR trái phiếu dài hạn, dự kiến chủ yếu đến từ hệ thống ngân hàng đã cạn kiệt của nước này.

Đối với Bồ Đào Nha, như Hy Lạp hay Ireland trước khi nhận gói cứu trợ, phải vay mượn với chi phí đặc biệt cao với chất lượng thấp từ phía bên cho vay có thể chứng minh được chủ quyền kinh tế của nước này. Nhưng với những hoài nghi ngày càng lớn trên thị trường, vay mượn với những điều kiện kể trên không phản ánh điều gì ngoài sự không sẵn sàng của quốc gia đó trong việc chấp nhận thực tế khắc nghiệt trong tình hình tài chính hiện có của quốc gia.

Kết quả là, hệ thống ngân hàng Bồ Đào Nha tiếp tục ngập trong nợ nần, biến việc tái cấu trúc trở nên khó khăn hơn và do đó đòi hỏi chính quyền Lisbon ban hành các biện pháp thắt chặt lên công dân của mình, một câu chuyện từng xảy ra với Hy Lạp.

“80% nợ của Bồ Đào Nha được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài”, Jonathan Tepper, nhà phân tích tại hãng nghiên cứu Variant Perception, London nhận định. “Nhưng dòng tài chính, hiện nay, lại được tài trợ từ nội địa.”

Khi lãi suất vượt 6%, Hy Lạp đã phải cúi chào thị trường và ngay sau đó phải chấp nhận gói cứu trợ.

Bồ Đào Nha cho tới giờ vẫn khẳng định số vốn quốc gia này cần trong năm nay – khoảng 20 tỷ EUR – tương đương 11% GDP – có thể xoay xở được, tương đồng với những gì từng xảy ra tại Hy Lạp.

Nhưng với tài khoản vãng lai hổng và thâm hụt ngân sách quốc gia, kết hợp với tỷ lệ tăng trưởng không đáng kể, thị trường đều đi tới suy nghĩ Bồ Đào Nha sẽ sớm phải chấp nhận gói cứu trợ tư Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các nhà phân tích cho biết họ tin rằng gói cứu trợ sẽ rơi trong khoảng từ 50 tới 70 EUR, nhỏ hơn gói cứu trợ dành cho Hy Lạp hay Ireland.

Tất cả các dẫn chứng đều chứng minh cho luận điểm trên. Tuy nhiên, sẽ không có gì xảy ra cho tới khi Bồ Đào Nha nhận thấy quốc gia này không còn một lựa chọn nào khác và chính thức yêu cầu hỗ trợ.

Tới nay, Bồ Đào Nha đã mạnh mẽ phủ nhận việc gói giải cứu sắp diễn ra. Thủ tương Bồ Đào Nha, ông José Sócrates đã nhắc lại lập trường trên vào ngày hôm qua. Nhưng quan điểm trên thị trường hiện nay chính là chỉ là vấn đề thời gian trước khi quốc gia này phải tìm đến sự cứu trợ.

Thực tế, đang có nhiều người bắt đầu mất kiên nhẫn và tự hỏi sao mọi việc lại kéo dài tới vậy.

Một năm trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã công bố trong đánh giá hàng năm về nền kinh tế Bồ Đào Nha: “Triển vọng: ảm đạm”.

Các nhà kinh tế học của IMF đã bổ sung rằng cơ sở kịch bản của các đáng giá của IMF dự kiến về một sự điều chỉnh khiêm tốn, tăng trưởng yếu và tiếp tục sự mất cân bằng không bền vững.

Như Hy Lạp và Ireland trước đó, nhu cầu tài chính của Bồ Đào Nha đã trở nên cấp thiết hơn khi các nhà đầu tư nước ngoài giờ xa lánh các chứng khoán của quốc gia này. Họ sợ Châu Âu sẽ tiến tới một cơ chế mới theo đó yêu cầu các trái chủ chấp nhận thua thiệt trong một cuộc khủng hoảng tương lai.

Nhưng không tính tới những gì đang xảy ra cho Bồ Đào Nha trong ngắn hạn, số nợ mà quốc gia này đang tích tụ trong bối cảnh: hệ thống ngân hàng nội địa đang hấp thụ một khối lượng lớn nợ không rõ ràng, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới bản cân đối kế toán của họ, mà còn dễ dàng kéo theo sự tái cơ cấu trong tương lai không xa.

Đối với Bồ Đào Nha, nợ quốc gia được phân chia giữa các nhà đầu tư nội địa và nước ngoài. Tuy nhiên, hai trong số ba chủ nợ lớn nhất của quốc gia này là các ngân hàng Bồ Đào Nha, Caixa Geral de Depósitos và Banco BPI với tổng số nợ là 11 tỷ EUR.

Chủ nợ lớn thứ 2 , đứng sau Caixa Geral de Depósitos, chính là ông lớn Santander của tây Ban Nha, với con số 4,9 tỷ EUR.

Nhưng với việc các ngân hàng nước ngoài miễn cưỡng tham gia vào thị trường trái phiếu đầy rủi ro từ các quốc gia rìa Châu Âu, khối lượng nợ mà các ngân hàng nội địa phải gánh chịu được dự đoán sẽ tăng cao – cho tới khi Bồ Đào Nha tuyên bố xin cứu trợ.
Theo: stox.vn