Nền kinh tế Mỹ thật sự không được các nhà phân tích đánh giá cao thời gian gần đây, không phải năm nay và cũng không phải trong 10 năm tới.

Các nhà lý luận hàng đầu với bài phát biểu kinh tế chính trị tại một hội nghị thường niên đã mang đến những viễn cảnh khác nhau về sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

2011 sẽ là một năm khó khăn cho nền kinh tế Mỹ

Năm nay sự phục hồi có thể gặp khó khăn do các biện pháp kích thích của Chính phủ ít đi.

Còn về lâu dài, Mỹ sẽ không tránh khỏi sự vượt mặt của Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội để kiểm soát những tổ chức tài chính lớn, rất nhiều trong số đó đã quá lớn để lâm vào tình cảnh phá sản và càng trở nên lớn hơn.

Giáo sư Martin Feldstein của Đại học Harvard nhận định triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2011 sẽ ít lạc quan hơn so với sự trông đợi của nhiều người.

Trước hết phải nói đến sự thúc đẩy tăng trưởng từ chi tiêu chính phủ sẽ thu hẹp trong năm nay. Chính sách đổi mới cắt giảm các khoản thuế đã hết hạn cũng không hơn gì một quyết định không tăng thuế và tác động của việc cắt giảm thuế phải trả trong một năm có vẻ là sẽ khiêm tốn.

“Sự thật có không nhiều hỗ trợ đến từ chính sách tài khóa trong năm tới”, ông nói. Rắc rối từ những tình huống cấp bách của chính quyền nhà nước và địa phương có thể thực sự là một trở ngại cho tăng trưởng.

Tăng trưởng được thúc đẩy do tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn trong năm 2010, nhưng có thể sẽ không xảy ra vào cuối năm nay vì mối lo lắng của các gia đình về một tương lai không chắc chắn, Feldstein nói. Việc ngăn chặn sự suy giảm trong giá trị hộ gia đình cũng đồng nghĩa với việc có ít hơn sự tiết kiệm từ phía họ.

“Tâm lý lo lắng của người dân chính là một lý do mạnh mẽ khiến họ tiết kiệm dự phòng”

Hồi kết cho kỷ nguyên nước Mỹ?

Mặt khác, đang diễn ra một cuộc đua giữa Mỹ với Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á năng động, trong đó có Ấn Độ. Hầu hết những dự đoán đều cho rằng quy mô kinh tế Trung Quốc sẽ ngang bằng với Mỹ chỉ trong đầu thập kỷ 2020, giáo sư Dale Jorgenson, đại học Harvard nói.

Giáo sư nhận định các thị trường mới nổi của châu Á là khu vực năng động nhất thế giới, sẽ che khuất các đối thủ khác như Brazil và Nga với mức tăng trưởng đều đặn trong suốt thập kỷ tới.

“Sự nổi lên của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ đi kèm với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới”, ông Jorgenson nói.

Mỹ sẽ cần đi tới một số mối quan hệ ngoại giao với thực tế là đã không giữ được vị thế quốc tế của mình. Sẽ thật khó khăn để phần lớn người Mỹ có thể chấp nhận được điều này và nước Mỹ sẽ cân phải chống đỡ lại với tình trạng bất ổn xã hội giữa lúc đổ lỗi lên ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm về việc đánh mất vị thế đứng đầu thế giới.

Giáo sư Simon Johnson, đại học MIT đặt vấn đề một cách thẳng thắn hơn với việc nói rằng những thiệt hại đến từ cuộc khủng hoảng tài chính và hậu quả nó đã giáng một đòn mạnh lên nước Mỹ.

“Kỷ nguyên người Mỹ chiếm ưu thế hơn đã kết thúc”, ông nói, “Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ là đồng tiền dự trữ của thế giới trong vòng 2 thập kỷ tới”.

Ông Johnson khẳng định Mỹ đã thất bại khi học được bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng tài chính và vẫn tiếp tục hậu thuẫn toàn bộ cho các tổ chức tài chính lớn nhất của mình.

“Tôi lo ngại về sức mạnh quá mức của những ngân hàng lớn có quy mô toàn cầu”, ông Johnson phát biểu, “Doanh nghiệp nào đang nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ hiện nay? Đó chính là 6 công ty chủ quản ngân hàng lớn nhất”.

Giáo sư Raghuram Rajan, một cựu kinh tế trưởng của IMF, hiện đang giảng dạy tại trường đại học Chicago, vẫn có thể mường tượng về vai trò lãnh đạo của Mỹ đang tiếp tục.

Không gì tiếp diễn mãi trên một đường thẳng, ông nói, và có nhiều cạm bẫy dọc đường ngay cả đối với những nền kinh tế châu Á năng động. “Tôi muốn nói là thời kỳ thống trị của Mỹ có thể sắp kết thúc. Nhưng Mỹ sẽ còn đóng vai trò là động lực lớn nhất trong một thời gian dài”.
nguồn:taichinhthegioi.com